Máy đồng hồ quả lắc ODO được cấu tạo từ những chi tiết nào?

Cấu tạo – tổng quát của máy đồng hồ quả lắc cổ odo

Đồng hồ nói chung là một vật đặc biệt không thể thiếu đối với loài người. Bởi vậy từ xa xưa, con người đã tìm mọi cách để theo dõi và nắm bắt được thời gian. Bắt đầu với sự lợi dụng yếu tố tự nhiên, con người đã có thể xem giờ giấc bằng đồng hồ mặt trời, đồng hồ nước. Qua thời gian cùng sự phát triển mạnh mẽ, những chiếc đồng hồ cơ đã ra đời. Và máy đồng hồ quả lắc odo chính là tuyệt tác, tinh hoa đúc kết lại của những nghệ nhân cơ khí từ xa xưa cho đến ngày nay.

Những mẫu mã sản phẩm đồng hồ quả lắc có nguồn gốc từ Đức, Pháp từ những thế kỷ XVIII XIX. Thế nhưng tại sao ở Việt Nam những năm xa xưa cũng có những sản phẩm này?. Có lẽ là do thời kỳ Pháp thuộc, những chiếc đồng hồ này đi theo những người Pháp đến và ở VN?. Cũng có một số tin rằng: Những chiếc đồng hồ treo tường quả lắc này được những nhà thờ, thánh thường sử dụng rất nhiều – nó đã được du nhập vào VN theo đường truyền giáo.

Cùng tìm hiểu nguồn gốc của dòng đồng hồ quả lắc odo.

Đồng hồ quả lắc ODO cấu tạo từ 2 phần đó là phần vỏ và phần ruột. Vậy chi tiết từng phần ra sao? Cùng Đồ Gỗ Quốc Cường tìm hiểu nhé:

Phần vỏ máy đồng hồ quả lắc odo – Thùng vỏ đồng hồ

Phần vỏ của đồng hồ quả lắc odo được chế tác từ những chất gỗ tự nhiên. Những chất gỗ chính làm nên một chiếc thùng vỏ đó là: Gỗ Sồi, Gỗ Óc Chó, Gỗ Tần Bì, Gỗ Anh Đào,…

Cùng những công nghệ với những tính toán số liệu chuẩn xác nhất – để thùng vỏ có thể giúp được âm thanh tiếng chuông phát ra ngân vang và trong treo nhất. Không chỉ vậy, những chiếc thùng vỏ này được chế tác với những kỹ thuật, tay nghề cao nhất nên có độ bền trường tồn cùng năm tháng. Các bạn có thể thấy những chiếc đồng hồ có tuổi thọ hàng trăm năm.

Mẫu thiết kế thùng của đồng hồ treo tường quả lắc odo là mẫu hình hộp thùng bè hoặc thùng tủ hình hộp chữ nhật. Đây chính là mẫu trở thành xu hướng của toàn thế giới những thế kỷ trước; đến ngày nay vẫn còn rất nhiều người đam mê, ưa chuộng mẫu thiết kế này.

Đồng hồ treo tường odo đẹp với 2 mẫu thiết kế chung nhưng lại có 2 kiểu dáng khác nhau:

  • Phong cách cổ điển: Thiết kế trơn hoặc những chi tiết tỉa khắc hoa văn ngoài thùng vỏ; hoặc những chi tiết đục chạm, điêu khắc dính bên ngoài; hoặc những thiết kế với những con tiện,…
  • Phong cách “Jaquemar Odo”: Thiết kế riêng biệt và độc nhất của Odobez – với mặt tiền của thùng vỏ thường được làm từ kính pha lê để khoe hình ảnh người đánh chiếc chuông.

Phần ruột – linh hồn của chiếc đồng hồ quả lắc cổ odo

Phần ruột – bộ máy cơ khí – tuyệt tác đến từ cỗ máy cơ khí thu nhỏ. Chẳng tự nhiên mà nó lại được gọi là tuyệt tác cả. Tất cả những chi tiết nhỏ bé, tinh xảo chuẩn xác từng mini kết hợp với nhau tạo nên bộ máy đồng hồ quả lắc.

Trước tiên, Đồ Gỗ Quốc Cường sẽ kể những bộ phận chính trước nhé. Bộ phận chính của bộ máy đồng hồ quả lắc máy cơ gồm: Mặt diện – Máy – Quả tạ và Con lắc – Gông.

Mặt diện đồng hồ quả lắc máy cơ:

Mặt diện gồm kim chỉ giờ, kim chỉ phút và mặt số:

  • Mặt số có rất nhiều thiết kế khác nhau tùy từng phong cách. Mặt số thường là mặt số bát giác, mặt tròn, mặt vuông; mặt bằng kim loại đồng, mặt số nổi, mặt men tráng sứ, mặt chạm khắc hoa lá tây,…
  • Kim chỉ giờ và kim chỉ phút với nhiều hình dáng thiết kế khác nhau, thường nó đi cùng bộ với thiết kế của mặt số. Những mẫu kim chỉ giờ, chỉ phút thường thấy là mẫu hoa lá tây, nốt nhạc, hình tháp, hình cây kiếm, hình lá lúa, hình trăng – sao,…
Hình ảnh Kim chỉ giờ, chỉ phút
Kim chỉ giờ, chỉ phút

Máy đồng hồ quả lắc phong cách cổ điển:

Máy đồng hồ quả lắc thì đặc biệt cầu kì và tinh xảo – tuyệt tác đến từ rất nhiều chi tiết thu nhỏ. Cụ thể Đồ Gỗ Quốc Cường sẽ đề cập ở cuối bài.

Đồng hồ quả lắc máy cơ cũng có nhiều kiểu dáng thiết kế, mẫu mã máy khác nhau; tất cả đều được làm từ đồng nguyên chất hoặc đồng thau.

Các mẫu thiết kế, kiểu dáng cụ thể:
  • Máy vách với máy 3 vách hoặc máy 1 vách. (Máy vách tách rời này được Odo cải tiến với mục đích tạo điều diện dễ dàng cho việc sửa chữa.)
May 1 Vach
Máy 1 vách – việc sửa chữa trở nên dễ hơn rất nhiều
  • Máy vách bệt, vách kiềng. Vách kín, vách hở.
Máy Odo 24 Chan Kieng
Máy odo 24 với vách kiềng, chân kiềng – các bạn có để ý thấy số 24 không. Đó chính là số hiệu chứng minh máy.
  • Máy được thiết kế hoa văn, hoa dâu; máy trơn trệt.
May Dong Ho Qua Lac 10
Máy hoa dâu với những bông hoa dâu xuất hiện trên toàn bộ vách máy.
  • Máy với nét tỉa khắc triện, triện hình quả trứng, triện hình trám.
  • Máy một vách xoáy, máy một vách thường.
May Dong Ho Qua Lac 4
Máy đồng hồ quả lắc
Có 3 loại máy đồng hồ quả lắc odo: 24, 30 và 36.

Bên trên là các loại máy khác nhau với những mẫu mã thiết kế khác nhau. Đi cùng những mẫu mã thiết kế loại máy đồng hồ quả lắc khác nhau chính là kiểu máy khác nhau gồm mày 24, 30 và 36. Những số tượng trưng 24, 30, 36 chính là độ dài ngắn của con lắc. Cũng bởi vì điều này mà thùng vỏ được làm dài ngắn khác nhau cụ thể vào chiều dài của con lắc:

  • Máy 24 với quả lắc 24 – là máy ngắn nhất, đồng thời thùng vỏ cũng ngắn nhất. Thông thường máy 24 được thiết kế thùng thùng bè.
Máy Odo 24 2
Máy Odo 24
Máy Odo 24 Chan Kieng 2
Số 24 được khắc trên vách – chứng minh loại máy
  • Máy 30 với quả lắc 30 – Là máy tầm trung. Thường được thiết kế thùng vỏ hình dành thùng tủ hộp chữ nhật hoặc những hình khối, những con tiện; hoặc những chi tiết đục tay, điêu khắc,…
Máy 30
Máy ODO 30 với ký hiệu được đánh ghi rõ ràng trên máy
  • Máy 36 với quả lắc 36 – Là máy dài nhất. Thường được thiết thùng tủ thon dài trơn trệt hoặc những thiết kế giống máy 30.
Máy Odo 36 2
Máy Odo 36

Máy đồng hồ quả lắc “Jaquemar Odo”

Phong cách riêng biệt được trình diện với thế giới vào năm 1955 – với kiểu dáng hình người đánh chuông. Vâng chính là một hình người được điêu khắc, đúc bằng đồng và đánh vào chiếc chuông đồng nhỏ. Có thể nói đây là phong cách đặc biệt riêng biệt của hãng đồng hồ odo.

Jaquemar Odo
Phong cách “Jaquemar Odo” độc nhất của hãng đồng hồ odo

Thay vì 4,5,6,8,10 chiếc búa đánh nhạc đánh vào những chiếc gốc thép, đồng – phát ra những âm thanh, giai điệu của những bài nhạc bất hủ trên thế giới. Thì “Jaquemar Odo” lại chỉ đơn giản là người đàn ông cầm chiếc búa đánh tingg tingg tingg vào chiếc chuông thôi ạ!.

Jaquemar Odo
Hình ảnh người đàn ông cầm chiếc búa để đánh chuông “Jaquemar Odo”
Jaquemar Odo
Hình ảnh bộ máy của sản phẩm phong cách “Jaquemar Odo”

Gông nhạc

Gông nhạc chính là những thanh gông dài được thiết kế bằng kim loại với độ chính xác tuyệt đối. Bởi những bài nhạc, những thanh âm ngân vang hay ho hay không phụ thuộc vào những thanh gông này. Bởi vậy mà những chủ cửa hàng luôn nhắc nhớ khách hàng khi vận chuyển phải đặc biệt chú ý đến những thanh gông này.

May Dong Ho Qua Lac 13
Gông nhạc

Gông cũng có rất nhiều mẫu mã khác nhau phụ thuộc vào bộ máy. Những kiểu bộ gông như: bộ 4 gông, 5 gông, 6 gông; đông hồ treo tường 8 gông và đồng hồ treo tường 10 gông.  Cũng với những thiết kế khác nhau mà những bộ 4, 5, 6, 8, 10 gông chia thành 1 hàng hoặc 2 hàng. Có những bộ gông được chế tác bằng kim loại đồng nguyên chất; hoặc xen kẽ giữa đồng và thép.

Đi cùng những thanh gông chính là củ gông – thứ giữ những thanh gông một cách chắc chắn nhất. Củ gông cũng có nhiều kiểu dáng khác nhau, cụ thể:

  • Củ gông với màu sắc đen, xám, nâu,…
  • Củ gông có vít xoáy, củ gông có đóng số.
  • Củ gông với lòng máng màu trắng, đen.
  • Củ gông gỗ óc chó.
  • Củ gông với thiết kế chữ M (Lưu ý củ gông này chỉ xuất hiện ở máy 36-10)

Máy đồng hồ quả lắc odo dùng cót.

Đối với dòng đồng hồ quả lắc treo tường ODO, thường chỉ chạy bằng dây cót và quả lắc. Hầu như không dùng đến quả tạ bởi lên dây cót chính là thay cho công việc của quả tạ. Và với không gian thùng tủ tiết kiệm của mình, việc đồng hồ quả lắc của hãng odo dùng tạ rất hiếm.

Dây cót của đồng hồ quả lắc có dạng 1 hoặc 2 thanh thép dài xoắn lại với nhau nằm bên trong hộp cót. Việc lên dây cót 1 chiều làm căng cuộn dây cót – cuộn căng dây cót bằng thép với lực đàn hồi sẽ tạo động năng khiến cho những bánh răng hoạt động. Chắc chắn các bạn vẫn nhớ nguyên lý hoạt động của lực đàn hồi rồi chứ? Ở bài biết khác Quốc Cường sẽ giải thích chi tiết nguyên lý hoạt động của hộp cót nhé.

Day Cot Dong Ho Qua Lac 1
Chi tiết bên trong hộp cót
Day Cot Dong Ho Qua Lac
Hộp cót khi mở ra để tra dầu theo lịch bảo dưỡng

Đồ Gỗ Quốc Cường sẽ nói qua nguyên lý hoạt động của hộp cót nhé:

  • Cụ thể khi bạn vặn núm lên dây cót; cuộn dây cót bên trong máy sẽ dần dần co lại theo số vòng bạn vặn.
  • Khi đã đạt đủ độ căng của mình, bạn dừng lại.
  • Cuộn căng dây cót đã đạt đủ độ căng, nó sẽ bung ra về hình dạng ban đầu theo nguyên lý của lực đàn hồi.
  • Việc bung ra trở về hình dạng ban đầu sẽ làm xoay trục của bánh xe chính.
  • Bánh xe chính xoay thì đương nhiên đồng hồ sẽ hoạt động.
Day Cot Dong Ho Qua Lac 2
Cấu tạo của hộp cót
Cach Len Day Cot Dong Ho Qua Lac
Núm lên dây cót đồng hồ quả lắc odo

Đồng hồ quả lắc dùng tạ

Đối với những chiếc đồng hồ quả lắc odo dùng quả tạ thì: Chiếc đồng hồ quả lắc máy cơ hoạt động trơn chu hoàn toàn tự do do chính nó – chính những bộ phận tự sinh công tự luân chuyển và tuần hoàn. Để những bánh răng hoạt động trơn chu thì chắc chắn phải cần một nguồn động năng nào đó. Và nguồn động năng này tới từ quả tạ và con lắc.

  • Quả tạ với khối lượng nhất định, được giữ bằng những đoạn xích ròng rọc với bánh xe và trục chính chính là bánh răng chính của bộ máy đồng hồ. Với sức nặng của mình, quả tạ kéo xuống khiến bánh răng chính luôn chạy 1 chiều. Bánh răng chính luôn chạy một chiều nghĩa là đồng hồ luôn chạy và không bao giờ chạy ngược.
Trục chính kéo, dây xích kéo quả tạ của bộ máy
Trục chính kéo, dây xích kéo quả tạ của bộ máy
  • Con lắc luôn chuyển động đều lắc lư: Tác dụng điều chỉnh và duy trì tính ổn định tốc độ của toàn bộ hệ thống máy đồng hồ quả lắc. Con lắc chuyển đồng đều giúp cho đồng hồ không bị sai giờ quá nhiều.
Quả lắc của đồng hồ
Con lắc chuyển động đều với tác dụng duy trì sự ổn định của máy đồng hồ quả lắc.

Xem thêm: Nguyên lý hoạt động của đồng hồ quả lắc máy cơ

Những bài nhạc chính của thương hiệu đồng hồ quả lắc odo

Chắc hẳn, các vẫn thường thắc mắc và tự hỏi những bản nhạc mà những chiếc đồng hồ quả lắc vẫn thường đánh tên là gì? Tại sao nghe nó lại hay đến thế? Tại sao nó lại thân thuộc, thân quen đến thế?.

Những giai điệu các bạn thường nghe chính là những giai điệu của bản nhạc Westminster bất hủ – bản nhạc chung của tất cả các hãng đồng hồ nổi tiếng trên toàn thế giới. Hãng đồng hồ quả lắc treo tường odo cũng có một bản nhạc riêng biệt của chính mình do nhạc sĩ Vincent Scotto – nhà soạn nhạc người Pháp sáng tác. Bản nhạc đó chính là bản nhạc Gai Carillon – bản nhạc độc quyền của odo.

Những bản nhạc mà thương hiệu đồng hồ odo dùng là:

  • Gai Carillon
  • Westminster.
  • Ave Maria
  • Sonodo.
  • Coucou valse.

Mổ xẻ hoàn toàn bộ máy đồng hồ quả lắc ODO:

Bên trên, Đồ Gỗ Quốc Cường đã nói qua về cấu tạo chính của phần vỏ cùng như phần ruột của chiếc đồng hồ quả lắc máy cơ. Quốc Cường cũng nhấn mạnh phần ruột – bộ máy cơ – tuyệt tác cỗ máy cơ khí thu nhỏ phải không ạ!. Vậy ở đây, hãy cùng Quốc Cường tìm hiểu chi tiết tại sao nó lại là tuyệt tác cỗ máy cơ khí thu nhỏ nhé:

Mặt trước của bộ máy đồng hồ quả lắc tinh xảo:

Mat Truoc May Dong Ho Qua Lac
Mặt trước của bộ máy đồng hồ quả lắc

1. Bánh xe một chiều.

2. Thanh (nắp) đậy bánh xe một chiều.

3. Móc hãm cót.

4. Nhíp đẩy hãm cót.

5. Bánh xe chạy giờ.

6. Bánh xe chạy phút.

7. Bánh xe hình ốc sên.

8. Cần tắt mở đánh nhạc.

9. Cần mở nhạc.

10. Cần phụ.

11. Cóc nhạc.

12. Bánh xe khóa nhạc.

13. Lược nhạc.

14. Móc đỡ lược nhạc.

15. Cam tính nhạc giờ.

16. Thanh treo 4 góc.

May Dong Ho Qua Lac 9
Mặt trước của bộ máy đồng hồ quả lắc – Ảnh thật của bộ máy được Đồ Gỗ Quốc Cường sưu tầm.

Cùng Quốc Cường mổ xe toàn bộ bộ máy ra nào:

Cấu Tạo Chi Tiết Máy đồng Hồ Quả Lắc 2
Từng chi tiết khi tháo rời bộ máy ra

17. Bánh răng gai còn được gọi bánh xe gai, bánh sao lỗ gai.

18. Khung lỗ gai.

19. Cần nâng tay vồ.

20. Vách trước.

21. Cuộn lò xo, còn được gọi lá mía.

22. Tấm chắn khung lỗ gai.

23. Trục treo lá mía.

24. Con lắc chuyển động đều.

25. Đầu búa đánh nhạc.

26. Thân búa đánh nhạc.

27. Móc búa đánh nhạc.

28. Trục cần ngựa.

29. Cần ngựa.

30. Đuôi cần ngựa.

31. Dải cần ngựa.

32. Cần chuông.

33. Cần chặn đôi.

34. Hồi bánh răng phút.

35. Bánh răng trung gian chạy nhạc.

36. Chốt bắc ngựa.

37. Cần chặn đơn.

38. Vách sau.

39. Tay treo quả lắc còn được gọi là thanh treo hoặc cần treo quả lắc.

May Dong Ho Qua Lac 15

Những bánh răng vận hành toàn bộ bộ máy cơ khí – đồng hồ quả lắc máy cơ:

Cấu Tạo Chi Tiết Máy đồng Hồ Quả Lắc 1
Từng chi tiết khi tháo rời bộ máy ra

40. Bánh răng gai.

41. Bánh răng khóa.

42. Bánh răng gắn cam tính nhạc giờ.

43. Bánh răng trung gian.

44. Bánh răng thứ 3.

45. Hộp cót.

46. Bánh răng dạo nhạc trung gian.

47. Bánh răng đạp nhạc.

48. Bánh răng trung gian giờ.

49. Bánh răng trung gian nhạc.

50. Bánh răng trung tâm tính giờ.

51. Múi khế.

52. Nhịp lỗ gai.

53. Lỗ gai.

54. Tấm lót nhíp lỗ gai.

55. Lá gió.

Cấu tạo đồng hồ quả lắc
Hình ảnh những bánh răng trong đồng hồ quả lắc máy cơ.

Trên dây là những chia sẻ của Quốc Cường về cấu tạo chi tiết của máy đồng hồ quả lắc odo cổ điển! Quý khách có thắc mắc gì xin hãy liên hệ ngay:

  • Hotline : 094.288.0000 & 038.334.5555
  • Website: donghoqualac.com
  • Fanpage: fb.com/dogodepquoccuong
  • Địa chỉ:
    – Cơ sở 1: Xóm 34 – Hải Minh – Hải Hậu – Nam Định.
    – Cơ sở 2: Xóm 4 – Hải Minh – Hải Hậu – Nam Định.
    – Cơ sở 3: Xóm 35 – Hải Minh – Hải Hậu – Nam Định.
    – Cơ sở 4: 147b – KĐT Đại Kim – Hoàng Mai – Hà Nội.

Đồ Gỗ Quốc Cường rất hân hạnh được phục vụ quý khách!!!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *