Đồng hồ Junghans │ Thương hiệu Junghans │ Thương hiệu hàng đầu TG

Là một người có thú chơi đồng hồ cây, đồng hồ cổ sành sõi; chắc chắn không thể không biết đến top 5 thương hiệu đồng hồ cây cổ lớn nhất thế giới được. Đồng thời nhắc đến cái tên đồng hồ cây Junghans – máy J – thương hiệu Junghans thì nó đã quá nổi tiếng trên thị trường đồng hồ cổ Việt Nam rồi.

Vậy Junghans mất bao lâu để có thể trở thành thương hiệu hàng đầu thế giới? Ai là người đã sáng lập và gây dựng từ thời đại nào? Quá trình phát triển ra sao để thương hiệu đó đạt đỉnh của đỉnh?. Hãy cùng Quốc Cường đi tìm hiểu kỹ càng, chi tiết vấn đề này nhé.

Dong Ho Treo Tuong Junghans - thương hiệu junghans
Thương hiệu Junghans – Máy J bất hủ

Nguồn gốc lịch sử và quá trình phát triển đạt đến đỉnh cao của thương hiệu Junghans

Erhard Junghans sinh ngày 1/1/1823 tại Zell (Zell am Harmersbach – 1 thị trấn nhỏ nằm giữa Rừng Đen và sông Rhine); mất ngày 9/9/1870 tại Schramberg. Ông là người sáng lập ra công ty sửa chữa và chế tạo linh kiện đồng hồ cùng 1 anh rể là Tobler. Công ty được đặt tên của 2 ông và sản xuất những linh kiện đồng hồ giá phải chăng.

Đến năm 1866 bắt đầu cho ra những chiếc đồng hồ đầu tiên. Thế nhưng không lâu sau đó, ông đã đổ bệnh và không qua khỏi. Mặc dù ông mất sớm nhưng vợ ông – Bà Luise (1821 – 1910) đã duy trì được cho đến khi 2 người con trai trở về và kế thừa, phát triển công ty.

(Rừng đen – tiếng Anh: Black forest – tiếng Đức: schwarzwalde)

Junghans Erhard
Trên bia đá có ghi “Người sáng lập ngành công nghiệp đồng hồ Đức trên schwarzwalde

Những bước đi đầu tiên và thành công vang dội của thương hiệu Junghans

Chính xác vào ngày 15/04/1861, Erhard Junghans đã có những ý tưởng táo bạo; cùng người anh rể của mình là Jakob Zeller-Tobler đã thành lập nên một công ty sửa chữa và chế tạo linh kiện đồng hồ. Công ty của 2 ông mang tên “Junghans And Tobler”. Những công nghệ, kỹ thuật của Đức thời đó đã bắt đầu phát triển và mang những dấu ấn riêng. “Junghans And Tobler” đã nhờ vào điều này và sản xuất ra những linh kiện đồng hồ với giá phải chăng nhằm gây dựng tên tuổi.

Việc vừa chế tạo, gia công và sửa chữa những chi tiết đồng hồ đã giúp họ cải thiện tay nghề bản thân ngày càng tỉ mỉ. Độ chính xác của “Junghans And Tobler” ngày càng cao và bắt đầu trở nên nổi tiếng. Chiếc “Black forest” nổi tiếng cũng sử dụng linh kiện của công ty.

Năm 1866, công ty đã sản xuất được chiếc đồng hồ đầu tiên. Sản phẩm đầu tiên này chính là một mẫu thiết kế đồng hồ cơ học mang thương hiệu “Junghans And Tobler”

Lich Su Thuong Hieu Junghans
Lịch sử thương hiệu Junghans (nguồn ảnh: Sưu tầm)

Ngay sau thành công là khó khăn đầu tiên.

Ngay sau những năm thành công của “Junghans And Tobler” với những sản phẩm đồng hồ riêng của hãng. Thì họ đã phải đối mặt với khó khăn, thử thách đầu tiên vào 4 năm sau – đó chính là cái chết của Erhard Junghans vào năm 1870. Mặc dù đã mất đi người đứng đầu, thế nhưng vợ ông – Bà Luise đã giữ vững được công ty và duy trì ổn định.

Năm 1875, Arthur Junghans (con trai của ông; 19/10/1852 – 30/01/1920) đã trở về sau thời gian đi du học ở Mỹ; Nơi mà Arthur nghiên cứu và học hỏi những công nghệ sản xuất mới nhất tại đất nước này. Ông bắt đầu tiếp nhận và quản lý công ty ngay trong năm 1875. Với những kiến thức của mình, ông đã sáng tạo được rất nhiều ý tưởng và thiết kế mới; đồng thời giới thiệu những kỹ thuật sản xuất mà ông đã học được cho các nhà máy của công ty với vai trò lãnh đạo kỹ thuật.

Hình ảnh đại diện thương hiệu đầu tiên

Từ năm 1875 đến những năm 1890, Arthur Junghans tập chung vào các sáng kiến, thiết kế mới của ông trong sản xuất đồng hồ. Và trong thời gian này, có ít nhất 300 phát minh; thiết kế được cấp bằng sáng chế dưới quyền quản lý của chính ông.

Năm 1888, logo của công ty được thay thành hình ngôi sao 5 cách với “J” nằm ở giữa – một hình ảnh khá quen thuộc trong giới đồng hồ cổ. Cũng tại thời điểm này, Arthur Junghans đã đổi tên công ty thành Junghans.

Năm 1890, ngôi sao 5 cách đã được chỉnh sửa lại thành ngôi sao 8 cánh; “J” vẫn xuất hiện ở trung tâm ngôi sao. Cũng trong năm 1890, Junghans đã cho ra đời bộ máy Calibre 10 huyền thoại; bộ máy có tính năng hẹn giờ này có thể chạy liên tục 50 năm sau đó mà không có bất kì sửa đổi nào.

Logo Thuong Hieu Junghans
Logo thương hiệu Junghans cho đến tận ngày nay

Giấc mơ trở thành hiện thực

Năm 1903, thành tích vang dội với 3000 thợ chế tác sản xuất ra 3.000.000 chiếc đồng hồ các loại. Thành tích này đã đưa thương hiệu Junghans ra khắp thế giới; đồng thời cũng khẳng định Junghans là xưởng sản xuất đồng hồ lớn nhất thế giới tại thời điểm bấy giờ. Sau này, hệ thống nhà máy của thương hiệu junghans đã xuất hiện trên khắp Châu Âu. Cụ thể: Schramberg, Schwenningen, Ebensee, Rottenburg, Beißlingen, Lauterbach, Venice và Paris.

Đây cũng chính là thời điểm giấc mơ của Arthur Junghans đã trở thành hiện thực: “trở thành xưởng sản xuất và đưa Junghans ra khắp thế giới”

Năm 1908, Mẫu đồng hồ oto đầu tiên của hãng được ra đời tại khu Kitchen Kitchen. Đây chính là khởi đầu cho những chiếc đồng hồ bỏ túi sau này của Junghans.

Năm 1917, Junghans xây dựng nhà máy và công ty với kiến trúc vô cùng độc đáo. Đó chính là dãy nhà mái hiên – đã trở thành thương hiệu Schramberger Uhrenfabrik

Day Nha Mai Hien Junghans
Dãy nhà mái hiên với thiết kế bậc thang giật cấp. Với mục đích lấy ánh nắng nhiều nhất có thể – nhằm tạo ra sự sáng tạo cho công nhân. (nguồn ảnh: Sưu tầm)
Dong Ho Bo Tui Thuong Hieu Junghans
Đồng hồ bỏ túi thương hiệu Junghans; một chiếc còn nguyên vẹn (nguồn ảnh: Sưu tầm)

Junghans đối mặt với khó khăn thử thách lớn thứ 2

Năm 1920, Arthur Junghans đã từ trần do tuổi cao sức yếu và để lại mọi thứ cho 2 người con là Erwin và Oscar. Việc kế thừa di sản, truyền thống của cha ông là điều dễ dàng thế nhưng việc duy trì và phát triển lại thực sự khó khăn. Thế nhưng có lẽ được giáo dục và dạy bảo bài bản, 2 anh em nhà Junghans đã không làm cha ông thất vọng.

Năm 1930, chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên được sản xuất và nhanh chóng tay thế đồng hồ bỏ túi. Nó cũng bắt đầu trờ thành xu thế trên thị trường.

Chiec Dong Ho Deo Tay Dau Tien Cua Junghans
Chiếc đồng hồ đeo tay có kim giây không đồng trục đầu tiên của Junghans (nguồn ảnh: Sưu tầm)

Thế nhưng những trái thơm đó không giữ được lâu, khi thế chiến thứ hai nổ ra. Đức Quốc Xã rất cần những nhà máy cơ khí để chế tạo và sản xuất vũ khí. Những nhà máy đồng hồ của Junghans cũng không thể tránh khỏi tình hình chung lúc bấy giờ.

Tiếp tục phát triển và trở thành thương hiệu Junghans hàng đầu thế giới

Năm 1945 – năm mang đậm dấu ấn lịch sử – năm kết thúc đại chiến thế giới thứ 2. Nước Đức băt đầu tái thiết kinh tế; Mặc dù trong những năm chiến tranh, nhiều xưởng sản xuất sản xuất đã phải chuyển sang sản xuất vũ khí. Thế nhưng nhà Junghans vẫn luôn giữ vững lập trường và tinh thần sáng tạo trong thời gian này.

Bởi vậy mà đến năm 1946, Junghans đã phát triển một phong trào đầu tiên: đó là chiếc đồng hồ đeo tay chronograph – một huyền thoại J88. Cũng trong những năm này, anh em nhà Junghans đã hợp nhất công ty thành công.

Năm 1951, thương hiệu Junghans được công nhận là nhà sản xuất chronometer lớn nhất Đức và lớn thứ 3 thế giới sau Rolex và Omega.

Đồng Hồ Junghans Chronometer

Đồng Hồ Junghans Chronometer (nguồn ảnh: Sưu tầm)

Đồng hồ quartz và kỷ nguyên của đồng hồ thạch anh

Năm 1960, công nghệ Đức đã chế tác được chiếc đồng hồ thạch anh đầu tiên.

Năm 1970, Junghans đã nâng mục tiêu của mình nên cao hơn; tạo ra những đột phá mới, những sản phẩm đo đạc thời gian chuẩn xác nhất. Và junghans đã cho ra chiếc đồng hồ đeo tay thạch anh (đồng hồ quartz) đâu tiên của nước Đức. Ngay khi ra mắt, Astro Quartz đã đạt được 800 điểm trên thị trường.

Năm 1972, Junghans chính là thương hiệu đồng hồ đã làm nên chiếc đồng hồ bấm giờ chính thức của thế vận hội Olympic mùa Hè năm 1972; đồng thời cũng là hãng chính thức cung công đồng hồ cho Olympic 1972. Điều này càng khẳng định vị thế của mình trong lịch sử đồng hồ.

Junghans Olympic 1973
Đồng hồ Junghans là trong kỳ olympic 1973 (nguồn ảnh: Sưu tầm)
Junghans Olympic 1973
Olympic mùa hè 1973 (nguồn ảnh: Sưu tầm)

Thương hiệu đồng hồ cây junghans cho đến thời điểm hiện tại

Năm 1985, Junghans là thương hiệu mang mũi tiên phong mở ra cuộc cách mạng đồng hồ điện tử. Bởi vì cuộc cách mạng này, công nghệ điện tử cũng là cuộc chuyển giao thời đại. Nên thời điểm đó, mọi người đều thích thú với những chiếc đồng hồ điện tử. Đòng đồng hồ cây máy cơ, đồng hồ cơ quả lắc, đồng hồ quả lắc cơ lúc bấy giờ yếu thế hơn so với đồng hồ điện tử.

Năm 1990, Junghans đã thành công trong việc tích hợp thiết bị radio to lớn vào một chiếc đồng hồ đeo tay bé nhỏ – Junghans mega 1

Chiec Dong Ho Dien Tu Dau Tien Junghans Mega1
Chiếc đồng hồ điện tử tích hợp radio đầu tiên của Junghans – MEGA1 (nguồn ảnh: Sưu tầm)

Năm 1993 là năm đánh dấu sự phát triển của hệ thống radio trên toàn thế giới. Cũng tại năm này, Junghans chế tạo số lượng lớn mẫu đồng hồ năng lượng mặt trời tích hợp thu phát tín hiệu.

Năm 2000, thương hiệu Junghans được bán cho Asian Egana Goldpfeil. Và những năm sau này, Junghans bắt đầu phát triển song song nền công nghiệp hiện đại; đồng thời cũng định hướng quay trở lại việc sản xuất đồng hồ cơ khí: những chiếc đồng hồ quả lắc từ xa xưa.

Du nhập về Việt Nam

Là con dân đất nước chữ S xinh đẹp thì chắc chắn, ai cùng từng biết đến thời kì Pháp thuộc xa xưa. Ngoài những vấn đề tiêu cực do chiến tranh, cũng như khác nền văn hóa, phong cách sống trong sử sách. Chúng ta cũng không thể phủ định những công trình văn hóa lớn được xây dựng từ thời kỳ Pháp thuộc trên Việt Nam. Những công trình tiêu biểu là: “Nhà thờ lớn Hà Nội”; “Cầu Long Biên”, “Ga Hà Nội”, “Nhà khách chính phủ Việt Nam”,… (Xem thêm tại: vi.wikipedia.org/wiki/Danh_sách_công_trình_kiến_trúc_Hà_Nội_thời_Pháp_thuộc)

Đi cùng những cồng trình lớn tiêu biểu đó; chính là văn hóa sống của người Pháp cũng được lưu trữ lại rất nhiều. Một trong số đó là những cổ vật rất được giới sưu tầm săn đón, đề cao. Và đồng hồ cổ, đồng hồ quả lắc máy cơ chính là một sản phẩm nội thất cực kì được người Pháp ưa thích tại thời điểm bấy giờ.

 

Đồng hồ quả lắc Châu Âu xuất hiện trong văn học Việt Nam

Vấn đề giao thương và phát triển thời đó rất phố biển và thuận lợi. Bởi vậy mà những chiếc đồng hồ quả lắc Châu Âu, đồng hồ cổ Châu Âu đã không còn quá xa lạ với người dân Việt Nam chúng ta. Với những đặc trưng riêng của mình, cùng với đó là giá trị cao, tinh tế trong từng chi tiết; những chiếc đồng hồ quả lắc, đồng hồ cây máy cơ thời đó rất được mọi người ưa chuộng.

Thú chơi đồng hồ cổ đã trở thành một thú chơi tao nhã và tinh tế từ thời đó. Bởi vậy mà trong những làng đồ gỗ mỹ nghệ có câu: “Sập gụ – tủ chè – đồng hồ máy cơ”.

Không chỉ dừng lại ở đó; những chiếc đồng hồ máy cơ, đồng hồ quả lắc cũng xuất hiện trong văn học. Trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố có câu: “Đồng hồ Tây làm ra có bao giờ sai?”

Và trong thời gian này, những chiếc đồng hồ côn nổi tiếng nhất; những chiếc đồng hồ cổ được mọi người săn tìm nhiều nhất chính là “ODO”.

Xem thêm: Đồng hồ quả lắc odo theo dòng lịch sử

Đồng hồ cổ Junghans tại Đồng Hồ Quả Lắc

Là một cửa hàng có tiếng trong làng nghề Đồ Gỗ Hải Minh. Đồ Gỗ Quốc Cường luôn phát triển và mở rộng với việc đặt nhu cầu khách hàng lên hàng đầu. Chắc chắn, quý khách sẽ hài lòng với những sản phẩm và chất lượng của Quốc Cường.

Cùng điểm qua bộ sưu tập Đồng Hồ Quả Lắc của Quốc Cường nhé:

Đang cập nhật

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *