Quý khách có thể để ý thấy rõ, hầu như tất cả những chiếc thùng vỏ; những sản phẩm bàn ghế hay đồng hồ cây được Quốc Cường chế tác đều mang phong cách hoa lá tây tân cổ điển. Những họa tiết hoa văn uốn lượn rất đẹp và tinh tế.
Vậy nguồn gốc của những hoa văn mang phong cách tân cổ điển này là gì? Tại sao nó lại tượng trưng cho sự quý phái, tao nhã của quý tộc, hoàng tộc sang chảnh? Có những mẫu mã phong cách hoa lá tây như thế nào? Cùng Đồ Gỗ Quốc Cường tìm hiểu chi tiết nó nhé:
Ý tưởng khởi nguồn hoa văn hoa lá tây
Những kiến trúc, những công trình vĩ đại ở Phương Âu (Đặc biệt là Hy Lạp) cổ điển cũng như hiện đại; đều xuất hiện những chi tiết điêu khắc hoa lá tây rất đẹp. Không chỉ đơn giản là những họa tiết trang trí, mà những hoa văn này cũng có rất nhiều ý nghĩa khởi nguồn từ xa xưa.
Và ý tưởng tượng trưng cho vẻ đẹp đó chính là ý tưởng được lấy từ một loài hoa – Acanthus – chính là loài hoa Lan Tây.
Acanthus – Hoa Lan Tây.
Acanthus là một loài Hoa Lan Tây rất đẹp xuất hiện rất nhiều nơi trên các Châu Lục; đại diện loài này có thể tìm thấy gần như mọi môi trường sống. Đây là một loài trong họ Acanthaceae (Họ Ô Rô). Acanthus có khoảng 30 loài các loại, tất cả hầu như là các thân cây gỗ, khóm, bụi hoặc cây lưu niên.
Thế nhưng bên trên chỉ là loài hoa Acanthus nói chung và nó xuất hiện trên toàn thế giới; mỗi vùng, mỗi châu lục mang mỗi kiểu dáng khác nhau mà thôi. Loài Acanthus mà Quốc Cường muốn đề cập; loài Acanthus mà được lấy làm tượng trưng cho phong cách hoa lá tây tân cổ điển: Chính là loài hoa được phát hiện bởi nhà thực vật học nổi tiếng người Thụy Điển – Được biết đến với quý danh Carl Von Linné
Acanthus Mollis và Acanthus Spinosus – Lá cây đem lại ý tưởng tạo nên phong cách bất hủ.
Acanthus Mollis và Acanthus Spinosus đều nằm trong 33 loài Acanthus thuộc bộ Lamiales (Bộ Hoa Môi, Bộ Húng hoặc Bộ Bạc Hà – Là một đơn vị phân loại trong nhánh Cúc – Quý vị có thể thấy lá Acanthus Mollis khá giống lá hoa cúc ở VN ta) Là một loài thực vật có hoa, thuộc họ Ô Rô. Phân bố chủ yếu ở Địa Trung Hải – Phía Bắc Châu Âu.
Cả Acanthus Mollis và Acanthus Spinosus đều được phát hiện đầu tiên bởi “Hoàng tử của giới thực vật học” – Carl Linnaeus – còn được biết với quý danh Carl Von Linné vào năm 1753.
Khác nhau giữa Acanthus Mollis và Acanthus Spinosus.
Cả 2 loài đều được Carl Linnaeus phát hiện vào năm 1753 ở các nước Châu Âu thời kì cận đại.
Phong cách hoa lá tây tân cổ điển qua các thời đại
Người Hy Lạp cổ đại đã bắt đầu lấy ý tưởng và đưa vào thực tiễn, thiết kế đầu tiên. Bạn cũng xem những công trình Hy Lạp, La Mã với niêm đại hàng ngàn năm; thế nhưng nó đã xuất hiện những hoa văn hoa lá tây trên đó rồi đúng không!? – đặc biệt là những trụ, cột, góc, đường viền, đường giật cấp,…
Không chỉ dừng lại ở Hy Lạp, La Mã mà phong cách lấy từ ý tưởng lá hoa Acanthus bắt đầu rộng rãi và được ưa chuộng. Nó đã trở thành phong cách chung và sang trọng của toàn Châu Âu những năm sau đó. Có lẽ, những nghệ nhân Hy Lạp, La Mã đã thiết kế ra phong cách này cũng không ngờ rằng – họa tiết Hoa Lan Tây hay hoa lá tây lại trở thành một phong cách thiết kế bất hủ, kinh điển của toàn Châu Âu cũng như toàn thế giới cho tới tận ngày nay.
Hoa Lan Tây trong thời kỳ Trung Cổ
Bắt đầu từ Hy Lạp và La Mã cổ điển cho tới hậu kì Trung Cổ. Họa tiết hoa văn Hoa Lá Tây được sử dụng vô cùng rộng rãi. Hầu hết được ứng dụng vào tất cả những công trình kiến trúc lớn lao và vĩ đại. Bắt đầu từ kiến trúc cổ điển, đến kiến trúc Hy Lạp cổ đại rồi đến kiến trúc La Mã cổ đại.
Kiến trúc cổ điển cho tới kiến trúc Hy Lạp cổ đại, kiến trúc La Mã cổ đại.
Những đường nét hoa văn được phát triển và biến hóa đẹp đẽ thú hút; đồng thời số liệu cũng được những nhà kiến trúc sư hàng đầu thời đó thực hiện một cách chuẩn xác nhất.
- Trong kiến trúc Hy Lạp cổ đại, lá Hoa Lan Tây được thiết kế kiểu dáng nhỏ, thuôn nhọn
- Kiến trúc La Mã cổ đại thì lại tập chung vào kích thước của từng chi tiết hơn. Nổi bật chính là những cánh lá được thiết kế tròn hơn và rộng bản hơn.
Kiến trúc Hoa Lá Tây thời kỳ Trung Cổ
Bắt đầu thời kỳ Trung Cổ – thời kỳ đen tối nhất của loài người. Bắt đầu từ sự sụp đổ của đế chế Rome (thế kỷ V) và kéo dài cho tới thế kỷ XV. Thời kỳ này có 4 nền kiến trúc nổi bật nhất thế giới. Cả 4 nền kiến trúc này đều không thể thiếu hình ảnh của Hoa Lá Tây.
Những chiếc lá Hoa Lá Tây biến hóa thay đổi nhịp nhàng hòa quyện vào từng kiến trúc riêng biệt; thế nhưng chắc chắn, nó sẽ không làm ảnh hưởng đến nền 4 kiến thúc riêng cả.
Kiến trúc Trung Cổ:
- Những hoa văn Hoa Lá Tây nói chung thời kỳ này có phần đơn giản hơn và cứng hơn.
Kiến trúc thời kỳ Trung Cổ tập chung chủ yếu và phổ biến nhất đó là những kiến trúc nhà thờ, thánh đường. Có lẽ vì thế mà nó tập chung vào những bức điêu khắc thiên thần, ác quý to nhỏ khác nhau. Và những bức điêu khắc này xuất hiện ở những cột, trụ, trần nhà,… thay thế hoặc xen kẽ những hoa văn Hoa Lá Tây.
Kiến trúc Byzatine:
- Cũng như kiến trúc Trung Cổ. Hoa văn Hoa Lá Tây ở kiến trúc này không đặc biệt, được thiết kế rất đơn giản nhưng cực kì tinh tế.
Kiến trúc Byzatine xuất phát từ Constantinopolis (thủ đô đế quốc Hy Lạp) với đặc điểm thiết kế chính với những mái vòm hình tròn và các mái vòm có khoảng vượt lớn. Đây là kiến trúc tiếp nối kiến trúc La Mã cổ đại. Byzatine là một phong cách bị ảnh hưởng bởi vùng Cận Đông – đã xuất hiện những thay đổi phức tạp trong hình học, trang trí, điêu khắc,…
Kiến trúc Roman:
- Hoa Lá Tây trong kiến trúc này lại đặc biệt được ít sử dụng đến. Có thể nói là nó không xuất hiện cũng đúng; có lẻ bởi đặc điểm của nền kiến trúc này.
Kiến trúc Gothic:
- Hoa Lá Tây ở thời kỳ này bắt đầu được kiến trúc sư phát triển và sáng tạo vô cùng rộng rãi. Đặc biệt nhất chính là sự kết hợp của Hoa Lá Tây với một số loại lá cây nước khác tạo; phong cách này tập chung với những thiết kế lá hình tròn hoặc củ hành.
- Hoa Lá Tây thời hậu kỳ Gothic thì được kiến trúc sư thiết kế ngược lại. Lấy chiều dài hoặc những hình phức tạp làm chủ. Những hoa văn hoa lá tây thời kỳ này tương đối dị dạng và lá Hoa Lan Tây có lá dài như lá khế.
- Đặc điểm chung của thời kỳ này có thể nói tập chung thiết kế lá theo hướng tự nhiên. Tuy nhiên, các chi tiết nhỏ nhặt lại được sáng tạo, biến hóa nên đôi khi không giống tự nhiên, thực tế.
Kiến trúc Gothic còn được gọi là Gô-tích ra đời sau khi kết thúc thời kỳ kiến trúc Roman. Kiến trúc Gothic thiết kế theo kiểu vòm nhọn (Roman là vòm cong); tập chung vào ánh sáng bên trong với nhiều cửa sổ có những kích thước to nhỏ khác nhau.
Kiến trúc Hoa Lá Tây thời kỳ Phục Hưng
Có thể nói rằng, thời kỳ Phục Hưng chính là thời kỳ đỉnh cao nhất của phong cách Hoa Lá Tân. Ở thời kỳ này, những nhà kiến trúc sư hàng đầu đã cải tiến và biến hóa hoa văn Hoa Lá Tây trở thành những họa tiết trang trí vô cùng sắc sảo, tinh tế, cuốn hút,… tất cả đều hoàn hảo nhất có thể qua các nền kiến trúc ở thời kỳ này.
Có 3 nền kiến trúc chính là thời kỳ này: Baroque, Rococo và Neoclassicism (Chính là Tân Cổ Điển). Điều đặc biệt ở đây chính là cả 3 nền kiến trúc này đều có những hoa văn trang trí chính đều là Hoa Lan Tây.
Phong cách Baroque – Louis XIV
Còn được gọi là phong cách Ba Rốc, bắt đầu phát triển vào cuối thể kỷ XVI. Thế nhưng đến giữa thế kỷ XVII, khi mà Vua Louis Quatorze (Vua Louis XIV – 1643 – 1715) mới đưa hoa văn Hoa Lan Tây vào phong cách hoàng gia. Cũng từ đây mà phong cách Hoa Lá Tây thường được mọi người trong giới đồ gỗ gọi là phong cách Louis nói chung.
Phong cách Rococo – Louis XV
Được phát triển bởi Vua Louis XV chính là vua Louis Quinze (1715 – 1774). Đây là phong cách có phần cải tiến về hình thức so với phong cách Baroque. Cụ thể hoa văn Hoa Lá Tây sẽ được kết hợp với những kiểu dáng mô phòng hang động và những đường uốn lượn kiểu vỏ sò.
Phong cách Neoclassicism – Tân Cổ Điển – Louis XVI
Phong cách thiết kế này chính là sự hồi sinh của phong cách Hy Lạp và La Mã xa xưa. Được phát triển dưới thời Vua Louis XVI – Louis Seize (1774 1792). Đây đã từng là một phong cách thiết kế thống trị nềnk kiến trúc Châu Âu qua hai thế kỷ XVIII và XIX. Ở trong thời gian hoàng kim của mình, phong cách Tân Cổ Điển còn được khẳng định: “Rococo là phong cách bất chấp thời đại, bất chấp luân thường. Tân Cổ Điển lại là phong cách phủ định sự phù phiếm vô luân đó”
Bàn ghế hoa lá tây tân cổ điển Quốc Cường
Đồ Gỗ Quốc Cường cũng cực kì yêu thích và đam mê phong cách chung của Louis, Tân Cổ Điển. Không chỉ sưu tầm những chiếc đồng hồ cổ, đồng hồ tân cổ điển xa xưa của những tầng lớp quý tộc,… Mà Đồ Gỗ Quốc Cường còn là một thương hiệu bàn ghế hoàng gia Tân Cổ Điển có tiếng trong làng nghề đồ gỗ Hải Minh.
Với hệ thống phân xưởng và hơn 10 năm trong lĩnh vực đồ gỗ nội thất. Quốc Cường thấu hiểu thị yếu của khách hàng và khẳng định chất lượng sản phẩm của mình.
Hình ảnh bàn ghế hoàng gia hoa lá tây tân cổ điển Quốc Cường.
1 – Bàn ghế hoàng gia gỗ hương
- Số món: 10 món
2 – Bàn ghế Louis thủng gỗ gụ khảm ốc
- Số món: 6 món
3 – Bộ bàn ghế louis khảm ốc siêu phẩm
- Số món: 9 món.
4 – Bộ bàn ghế louis gỗ mun
- Số món: 8 món.
Hình ảnh đồng hồ cổ, đồng hồ hoa lá tây
1 – Đồng hồ để bàn phong cách Rococo – Đồng hồ để bàn đẹp Boull Louis DHB006
- Chất liệu: Điêu khắc đồng bọc gỗ sồi
- Số món: 1 món
- Kích thước chuẩn (dài x sâu x cao): Đang cập nhật.
- Kiểu dáng: Điêu khắc đồng bọc gỗ sồi
- Mặt diện: Mặt đồng điêu khắc, mặt số men trắng, số la mã men hạt.
- Máy đồng hồ: Máy FHS của Đức cổ.
- Màu sắc: Màu sồi đỏ.
- Xuất xứ: Đức
Tổng kết
Cảm ơn quý vị, các bạn đã dành thời gian quan tâm những chia sẻ của Quốc Cường. Mong những chia sẻ về những nền kiến trúc, phong cách khác nhau qua các thời đại; từ cổ đại cho đến cuối trung đại và đầu hiện đại sẽ giúp quý vị có thêm những kiến thức bổ ích.
Đồng thời qua bài viết này, mong các bạn cũng quyết định được phong cách chung của không gian hiện đại mà bạn đang đau đầu về kiến trúc, thiết kế.
Đồ Gỗ Quốc Cường xin trân trọng được phục vụ quý khách!
Các nguồn
Mức độ tin cậy của bài viết: Đồ Gỗ Quốc Cường viết bài này dựa trên những thông tin chính thống từ wikipedia – bách khoa toàn thư mở – Trang được đánh giá độ tin cậy cực kì cao. Vào năm 2017 Wikipedia đã được facebook liên kết để kiếm tra những tin giả mạo; 2018 thì đến lượt Youtube cũng công bố kế hoạch tương tự. Đáp lại, Bưu Báo Washington (The Washington Post – Nhật báo lớn nhất và lâu đời nhất tại Washington, Mỹ) đã nhấn mạnh, “Wikipedia là cảnh sát tốt của Internet”
Nguồn ảnh:
– Ảnh tự do từ Wikipedia.
– Ảnh sưu tầm từ Pinterest.
– Ảnh sản phẩm 100% cho chính Quốc Cường chụp và đều là sản phẩm của Đồng Hồ Quả Lắc Quốc Cường.